Liên hệ

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Bao Bì Ghép Nhiều Lớp


BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP

     1.    GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC

         a.    Phối hợp vật liệu và những lớp kết dính trung gian:

- Theo lý thuyết thì có thể phối hợp mọi loại vật liệu nhựa với nhau trong mọi cấu trúc, nhưng thực tế có nhiều loại nhựa không thể kết dính với nhau => cần lớp kết dính trung gian.
- Chỉ vài loại nhựa trong 20 loại vật liệu có thể kết dính với nhau khi nâng nhiệt độ lên cao mà không cần lớp kết dính trung gian. Những loại này có cấu trúc hóa học cơ bản giống nhau. Việc phát triển loại vật liệu trung gian bám dính đóng vai trò quan trọng trong công nghệ chế tạo màng nhiều lớp. Các loại nhựa bám dính được yêu cầu tạo mối nối tốt ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, phải được gia công ở nhiệt độ tương thích về độ nhớt đối với các vật liệu khác trong cấu trúc... và nhiều công trình còn đang nghiên cứu để đáp ứng được những yêu cầu này.

         b.    Tính chất và ứng dụng:

- Sản phẩm bao bì chứa đựng thực phẩm, mỹ phẩm hoặc dược phẩm yêu cầu phải kín hoàn toàn, đồng thời phải có độ bền, chống va đập, trong suốt, dễ in ấn và có thể thanh trùng, tiệt trùng...
- Thực tế không có loại vật liệu nào có thể đồng thời đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó, vì thế cần kết hợp nhiều loại vật liệu bổ sung ưu điểm. Do đó, màng ghép nhiều lớp được chế tạo và hoàn toàn chiếm ưu thế trong ngành bao bì thực phẩm. Màng nhiều lớp có thể được chế tạo bằng 3 phương pháp sau:
- Nhiều màng được chế tạo trên những thiết bị riêng, được ghép với nhau bằng pp ép dán nhiệt đối với nhựa có cấu trúc cơ bản giống nhau.
- Dùng chất kết dính để kết dính các loại vật liệu với nhau. Lượng chất kết dính chiếm khoảng 15 – 20% khối lượng các loại màng chính và có độ dày khoảng 3μm.
- Màng được đùn qua thiết bị đùn ép

     2.    PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG BAO BÌ TETRA PAK

         a.    Mục tiêu đặc điểm của phương pháp Tetra pak:

- Bao bì tetra là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng, đảm bảo chất lượng tươi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở, phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài.
- Phương thức đóng bao bì tetra pak được áp dụng cho những loại thức uống dạng lỏng, đồng nhất hoặc dạng huyền phù, nhũ tương với kích thước hạt rất nhỏ, độ nhớt không quá cao như sữa, nước ép rau quả.
- Theo phương thức đóng gói tetra pak, thức uống được tiệt trùng trước khi đóng vào bao bì với vật liệu bao bì đã được tiệt trùng và hàn kín trong môi trường vô trùng.
- Sau khi đóng bao bì, sản phẩm được giữ ở nhiệt độ thường trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau khi mở bao bì sử dụng, phần thực phẩm còn thừa lại trong bao bì phải được bảo quản ở 4 – 100C.

    b.  Cách đóng bao bì tetra pak:

- Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, sau đó được ghép cùng với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều rộng bằng chu vi của thân trụ hộp (phải có phần ghép mí và thân).
Trước khi chiết rót, cuộn giấy được tiệt trùng bằng hơi H2O2 trong phòng kín vô trùng và được đưa vào máy hàn dọc thân hộp và ghép đáy. Sau đó dịch thực phẩm được rót định lượng vào hộp và bao bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc. Hộp sản phẩm được dòng nước phun để làm sạch chất lỏng dính ở các mối hàn đầu và đáy, sau đó được thổi không khí nóng để khô hộp.

ST

THẾ GIỚI MÁY ĐÓNG GÓI
Mr. Minh, Chuyên Gia Tư Vấn.
HP: 0939 27 03 03


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Bao bì Plastic


BAO BÌ PLASTIC

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BAO BÌ PLASTIC

- Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn (hydrocacbon) HC từ dầu mỏ.
- Bao bì plastic thường không mùi, không vị, có loại có thể đạt đô mềm dẻo, nhưng cũng có loại đạt độ cứng vững chắc, chống va chạm cơ học, chống thấm hơi, khí.
- Có loại trong suốt, hoặc cũng có loại mờ đục.
- In ấn dễ dàng, đạt được độ mỹ quan theo yêu cầu.
- Đặc điểm nổi bật là nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu bao bì khác, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở.
- Hiện nay, bao bì plastic chứa thực phẩm thường là bao bì 1 lớp nhưng được lai ghép từ 2-3 loại vật liệu plastic với nhau để đạt được tính năng cần thiết.
- Công nghệ chế tạo bao bì plastic đã và đang phát triển cao độ, nhưng cũng gây sự gia tăng ô nhiễm môi trường vì không có khả năng tái sinh hoàn toàn.
- Plastic thuộc loại nhựa nhiệt dẻo, có tính chảy dẻo thuận nghịch; khi nhiệt độ chưa đến điểm phá hủy cấu trúc của nó thì khi nhiệt độ càng cao thì càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ được hạ xuống thì thường hóa rắn.
- Plastic là loại polyme chứa 5000 – 10000 monomer, có các dạng sau:
- Homopolyme: cấu tạo từ 1 loại monomer.
- Copolyme: cấu tạo từ 2 loại monomer.
- Terpolyme: cấu tạo từ 3 loại monomer.

2. NGUYÊN TẮC CHẾ TẠO BAO BÌ PLASTIC ĐÓNG BAO BÌ VÀO THỰC PHẨM

Chế tạo màng, bao bì plastic:
- Dạng tấm được chế tạo đối với sản phẩm plastic cần độ cứng vững cao, plastic được đùn qua khe thẳng, rồi từ đó được dập tạo hình khay, đĩa...
- Những loại chai lọ cũng cần độ cứng vững cao, plastic được đúc khuôn và thổi thành hình dạng mong muốn.
- Các loại túi bằng plastic mềm dẻo, plastic được cho qua khe hình vành khăn cùng với 1 dòng không khí  => bong bóng plastic => trục lăn đỡ => trục lăn kép => màng plastic 2 lớp. Từ đó có thể tạo dạng túi chứa đựng bằng cách cắt theo chiều dài túi và hàn đáy, miệng hở để chứa đựng, sau đó có thể hàn miệng.
- Từ ống trụ cũng có thể được rọc thành 2 lớp màng, các màng này có thể được ghép với các loại plastic khác bằng pp ép nhiệt hay có khối keo kết dính tạo thành màng nhiều lớp làm bao bì đựng thực phẩm.
- Nguyên liệu plastic nhập liệu không được lẫn nước, trong quá trình đùn ép, sự quá nhiệt cũng gây hư hỏng cấu trúc của plastic, sự gia nhiệt plastic đến trạng thái nóng chảy phải thực hiện ổn định cũng như tốc độ nhập liệu phải đồng nhất.
- Tốc độ cũng như áp lực dòng khí tạo bong bong plastic sẽ quyết định độ dày, độ bền cơ, độ trong suốt, sự mờ đục, độ sáng bóng bề mặt của plastic.

3. NGUYÊN TẮC ĐÓNG NẮP – DÁN NHÃN BAO BÌ:

a.    Đóng nắp ren:

- Chai đã nạp thực phẩm và nắp được cung cấp đến bộ phận đóng nắp bằng băng chuyền riêng biệt, sao cho chai di chuyển đến gặp nắp và đi vào bộ phận gồm những con lăn sẽ siết chặt nắp vào miệng chai.
- Hoặc chai đã nạp thực phẩm di chuyển bởi băng chuyền đến vừa đúng khi roto có mang nắp bên trong hạ xuống gặp miệng chai và siết chặt nắp vào miệng chai.

b.    Dán nhãn bao bì:

- Keo dán thường là loại keo casein.
- Công đoạn dán nhãn thường chỉ áp dụng cho chai thủy tinh, các loại chai lọ plastic thì được in phun trực tiếp ở ngoài mặt chai.


ST

THẾ GIỚI MÁY ĐÓNG GÓI
Mr. Minh, Chuyên Gia Tư Vấn.
HP: 0939 27 03 03

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011


BAO BÌ KIM LOẠI

1.    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BAO BÌ KIM LOẠI:
Bao bì kim loại được phát triển thành ngành công nghiệp vào thế kỷ 19 và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20.
-       Giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài từ 2-3 năm.
-       Ngày nay trên thế giới công nghệ đồ hộp không còn phát triển mạnh vì càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi, vừa chế biến.
-       Nhẹ, thuận lợi cho việc vận chuyển.
-       Đảm bảo độ kín vì thân và nắp điều có thể làm cùng 1 loại vật liệu.
-       Chống ánh sáng tác động vào thực phẩm.
-       Có tính chịu nhiệt cao, do đó thực phẩm có thể thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-       Có thể in lên bề mặt bao bì kim loại.
-       Quy trình sản xuất và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.

2.    PHÂN LOẠI BAO BÌ KIM LOẠI:
a.    Phân loại theo vật liệu bao bì:
v  Bao bì kim loại thép tráng thiếc: có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như C, Mn, Si, P, S với hàm lượng nhỏ.
-       Thép có màu xám đen, không có độ bóng bề mặt, dể bị ăn mòn trong môi trường kiềm và axit.
-       Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên, thiếc là một kim loại lưỡng tính nên dể tác dụng với axit, kiềm. Do đó, ta cần tráng lớp vec-ni có tính trơ trong môi trường axit và kiềm.
v  Bao bì kim loại nhôm: Al là bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác có lẫn trong nhôm như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, …
b.    Phân loại theo chế tạo lon:
v  Lon hai mảnh:
Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân. Lon hai mảnh chỉ có 1 đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, có thể làm từ nhôm hoặc thép có độ mềm dẻo cao.

v  Lon ba mảnh:

Công nghệ làm lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép. Lon ba mảnh gồm thân, đáy và nắp. Thân hộp được chế tạo từ một miếng thép hình chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân, nắp và đáy được chế tạo riêng, được ghép mí với thân.

3.    CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THÉP TRÁNG THIẾC:
a.    Quy cách vật liệu thép – Quy trình sản xuất thép:
-       Bao bì thực phẩm được sản xuất từ thép tấm không thể tái sử dụng, đồng thời cũng tốn chi phí và công sức để tái chế bao bì thải. Do đó, công nghệ đồ hộp thực phẩm vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ô nhiểm môi trường.
b.    Tiêu chuẩn của thép nền:
-       Thép tấm được chia thành nhiều nhóm với chất lượng khác nhau thể hiện qua độ cứng của thép ROCKWELL.
-       Độ cúng là thước sức bền của vật liệu khi bị va chạm hay bị trầy xước và được đo bằng các kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả thu được thường biến đổituy theo phương pháp đo. Thực tế, các kêt quả thực nghiệm đo độ cứng có thế dao động trong khoảng 10% đối với cùng 1 loại vật liệu.
-       Để đo độ cứng người ta dùng viên bi kim loại hoặc viên kim cương hình chóp ấn lên vật cần đo với 1 lực xác định. Trị số độ cứng là tỉ số giữa lực ấn và diện tích vếch lõm trên vật.
c.    Tiêu chuẩn tráng thiếc:
-       Tùy theo yêu cầu sử dụng mà thép được tráng thiếc với hám lượng thiếc tráng khác nhau. Loại thép dùng chế tạo lon chứa thực phẩm có độ tráng thiếc từ 5,6 – 11,2 g/m2, có thể lên đến 15,1g/m2.
-       Có thể dùng phương pháp mạ điện hoặc phương pháp nhúng thép tấm vào thiếc nóng chảy, nhưng hiện nay thường dùng pp1.
-       Thiếc dùng để mạ điện lên bề mặt thép tấm có độ tinh khiết 99,75%.
Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm catôt, kim loại mạ gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Cực dương của nguồn điện sẽ các electron e- trong quá trình oxi hóa và giải phóng các ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại e- trong quá trình oxi hóa khử hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.
Ví dụ: mạ đồng trong dung dịch điện môi SO­42-, tại cực dương:
Cu --> Cu2+  + 2e-
Cu2+ + SO42-  --> CuSO4
CuSO4  dể tan trong dung dịch, tại cực âm
CuSO --> Cu2+ + SO42-
Cu2+ + 2e --> Cu

d.    Bề mặt hoàn thành:
-       Bề mặt hoàn thành của thép tráng thiếc bằng phương pháp mạ điện sẽ được phân loại theo độ bóng bề mặt.
-       Thép sau khi mạ điện sẽ được xử lú hóa học hay điện hóa để tạo sự bám dính chặc chẽ của lớp thiếc.
e.    Cấu tạo của thép tấm tráng thiếc
-       Lớp sắt nền
-       Lớp kim loại
-       Lớp thiếc
-       Lớp oxyt
-       Lớp dầu DOS
4.    VEC-NI BẢO VỆ LỚP THIẾC:
Lớp vec-ni tráng bên trong lon phải đảm bảo:
-       Không gây mùi lạ, không gây biến màu thực phẩm.
-       Không bong tróc khi bị va chạm cơ học.
-       Không bị phá hủy bởi quá trình gia nhiệt.
-       Có độ mềm dẻo cao để trải đều khắp bề mặt được phủ.
-       Độ dày của lớp vec-ni phải đồng đều.
5.    ĂN MÒN HÓA HỌC:
a.    Nguyên nhân vi sinh vật:
Các vi sinh vật (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn) nhiễm vào thực phẩm từ nguồn nguyên liệu hoặc trong các công đoạn chế biến, hoặc nhiễm trong bao bì sẽ sinh ra khí CO2, H2S, NH3 hoặc các khí khác sẽ làm phồng hộp.
b.    Ăn mòn hóa học cùng với sự bong tróc lớp vec-ni:
-       Bởi môi trường H+ tạo ra khí H2
-       Sự ăn mòn bởi H2S tạo khí H2
6.    BAO BÌ NHÔM:
a.    Đặc điểm:
-       Thuộc loại lon 2 mảnh.
-       Nhẹ hơn rất nhiều so với các loại bao bì bằng các loại vật liệu khác, thuận lợi trong vận chuyển phân phối.
-       Do Al chống được tia cực tím nên ngoài dạng lon, Al còn được dùng ở dạng lá để ghép với các vật liệu khác để bao gói thực phẩm.
-       Al được sử dụng làm bao bì có độ tinh khiết từ 99 – 99.8% và Al dùng làm hộp có độ dày 0.32mm.
b.    Công nghệ chế tạo lon nhôm:
v  Công nghệ chế tạo nguyên liệu nhôm:
-       Al có trong tự nhiên dạng khoáng sản được gọi là quặng bauxite.
-       Quặng bauxite --> tinh chế --> bột Al2O --> điện phân --> Al (nóng chảy) --> phụ gia --> khuôn --> thỏi --> tấm.
v  Công nghệ chế tạo thân lon và nắp lon:
-       Tấm nhôm được cắt thành hình tròn. Sau đó được dập vuốt nong theo khuôn để tạo dạng hình trụ. Phần đáy được tạo thành vòm làm tăng độ chắc ở đáy lon.
-       Trong suôt quá trình chế tạo, thành lon luôn luôn được bôi trơn để giảm độ ma sát giúp lá nhôm di chuyển dễ dàng trên bề mặt các thiết bị.
-       Chất bôi trơn có thể được thu hồi trên quy trình liên tục qua 1 thiết bị lọc, và được tái sử dụng lại.
-       Phần thừa phía miệng lon được cắt --> rửa -->sấy -->in nhãn hiệu -->phủ vec-ni -->sấy --> bôi trơn cổ lon -->tạo viền để ghép nắp.
v  Chế tạo nắp lon:
Nhôm tấm phủ vec-ni bôi trơn cắt hình tròn dập tạo hình nắp, móc nắp gắn khóa nắp phun lớp cao su đệm lên móc nắp để tạo độ chặt và kín.
c.    Ăn mòn bao bì nhôm:
-       Lon được che phủ lớp vec-ni để bảo vệ ăn mòn, do đó lon chỉ bị ăn mòn khi lớp vec-ni bị trầy xước, bong tróc giúp môi trường axit của bia hoặc nước giải khát tiếp xúc với Al hoặc Al2O3:
Al2O3  +  6H= 2Al3+  +  3H2O
Al       + 6H+   = Al3+     +  3H2
Khi H2 sinh ra không tạo áp lực đáng kể so với CO2 có sẳn trong lon, nhưng nếu bị ăn mòn sẽ lủng và hư hỏng sản phẩm.

ST

THẾ GIỚI MÁY ĐÓNG GÓI
Mr. Minh, Chuyên Gia Tư Vấn.
HP: 0939 27 03 03

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011


BAO BÌ THỦY TINH
1. ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA THỦY TINH
1.1 Đặc tính chung:
Bao bì thủy tinh gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat để chứa đựng thực phẩm. Vật liệu chế tạo ra chúng thường tồn tại dưới dạng:
- Dạng khí.
- Dạng rắn tinh thể.
- Vật thể rắn vô định hình.
- Khi được gia nhiệt, thủy tinh trở nên mềm dần và trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng.
- Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, tính chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình.
- Cấu trúc của thủy tinh trong khối thủy tinh được xem như giống nhau.
1.2 Phân loại thủy tinh vô cơ:
- Thủy tinh đơn nguyên tử.
- Thủy tinh oxyt.
* Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai lọ chứa đựng thực phẩm như:
+ Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả...
+ Lọ đựng rau quả ngâm....
1.3 Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần:
Trên lý thuyết thì khi thủy tinh là một hỗn hợp vật lý của các oxyt thì tính chất của thủy tinh được xem là tương đương với các tính chất của các oxyt đó ở dạng tinh thể hoặc thủy tinh thuần khiết. Nhưng trong thực tế, khi nấu chảy hỗn hợp các oxyt thì chúng tương tác nhau, sắp xếp vị trí trong mạch vô định hình làm thay đổi tính chất của chúng so với khi ở dạng tự do.
* Do đó, 1 lượng nhỏ các oxyt kiềm và kiềm thổ được cho vào để tạo nên những tính năng mới cho thủy tinh silicat, đáp ứng những yêu cầu khác nhau cho các mục đích sử dụng thủy tinh khác nhau.
2. THỦY TINH SILICAT
Bao bì thủy tinh có những ưu khuyết điểm sau đây:
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú.
- Tái sinh dễ dàng, không gây ONMT.
- Dẫn nhiệt kém.
- Có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Trong suốt.
- Ít bị ăn mòn hóa học.
- Có thể bị vỡ do va chạm cơ học.
- Nặng.
- Không thể in, ghi nhãn lên bao bì theo quy định của nhà nước.
3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU TRONG SẢN XUẤT THỦY TINH BAO BÌ TRONG CNTP:
* Nguyên liệu sản xuất thủy tinh silicat là các hợp chất vô cơ từ quặng thiên nhiên được dùng để chế tạo thủy tinh: các oxyt kim loại lưỡng tính, oxyt kiềm và kiềm thổ.
* Nguyên liệu phụ: các hợp chất vô cơ được dùng ở lượng nhỏ hoặc rất nhỏ để khử bọt, khử  àu,
nhuộm màu.....
3.1 Nguyên liệu nấu thủy tinh oxyt silic:
SiO2:
- Là thành phần chính của đa số thủy tinh công nghiệp.
- Có thành phần chính là cát biển (SiO2) thô, ngoài ra còn có thể có Al2O3, CaO, MgO...Bên cạnh   đó còn có thể có những oxyt nhuộm màu, các oxyt ảnh hưởng độ chiết quang của thủy tinh....
* Oxyt Kali: K2O
* CaO
* BaO
* Pb3O4
* ZnO
* B2O3
* Al2O3
* Na2O
* GeO2
3.2 Nguyên liệu phụ:
- Chất nhuộm màu: FeS, Fe2O3.
3.3 Thủy tinh nhuộm màu dạng keo khuếch tán:
4. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA BAO BÌ THỦY TINH:
4.1 Độ bền cơ:
Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ thành phần nguyên liệu, công nghệ chế tạo, cấu tạo hình dáng bao bì.
4.2 Độ bền nhiệt:
Nên rót dung dịch vào bao bì thủy tinh khi giữa chúng không chênh lệch quá 700C, nếu không có thể làm vỡ chai vì sự tương tác giữa ứng lực nén và ứng lực kéo.
4.3 Tính chất quang học của thủy tinh:
Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh sáng và phản xạ ánh sáng. Tính chất hấp thụ tùy thuộc vào bước sóng của ánh sáng.
4.4 Độ bền hóa học:
Môi trường kiềm ăn mòn thủy tinh nhanh hơn so với môi trường axit. Nhiệt độ môi trường càng cao thì tốc độ ăn mòn thủy tinh càng nhanh.
5. NẮP BAO BÌ THỦY TINH:
- Loại A: có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu tạo ren. VD: rượu vodka,...
- Loại B: có cấu tạo thành miệng chai khá dày, được đậy kín bằng nút bấc (còn gọi là gỗ bần), dây thép được buộc bên ngoài miệng chai giúp cho nút bấc chịu được áp lực nén cao của CO2 bên trong chai. VD: rượu vang, rượu champagn...
- Loại C: cấ tạo thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng nắp mũ có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc cao su để có thể áp chặt khít vào miệng chai, tạo sự kín hoàn toàn. VD: chai nước giải khát

ST

THẾ GIỚI MÁY ĐÓNG GÓI
Mr. Minh, Chuyên Gia Tư Vấn.
HP: 0939 27 03 03